Tiết kiệm điện là một vấn đề cấp bách trong xã hội hiện nay. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, gây ra nhiều hệ quả như: gánh nặng chi phí điện cho gia đình, tổn hao nguồn tài nguyên quốc gia và ảnh hưởng đến môi trường. Để sử dụng điện hợp lý, bạn nên biết thiết bị nào tiêu thụ nhiều điện năng nhất để có cách xử lý. Bài viết dưới đây, Dịch Vụ 3T sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cụ thể về cách tiết kiệm điện cho các thiết bị điện dân dụng.
1. Máy giặt
Sử dụng nước lạnh
Chúng ta đều biết nước ấm sẽ giúp quần áo diệt khuẩn, dễ dàng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, sử dụng nước ấm không những gây hại cho vải mà còn làm tốn nhiều năng lượng. Nước giặt thông thường trong quá trình vò, giặt quần áo cũng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn.
Giặt đúng khối lượng quần áo
Lượng điện năng tiêu thụ trong mỗi lần giặt quần áo sẽ chênh lệch không nhiều so với số lượng quần áo quần giặt. Tức là dù bạn giặt nhiều hay ít quần áo thì vẫn cần tiêu thụ một khoảng điện năng nhất định. Vậy bạn cần giặt đúng khối lượng quần áo thay vì cho quá ít quần áo vào một lần giặt để tiết kiệm điện.
Vò tay quần áo quá bẩn trước
Các loại máy giặt thông thường hiện nay thường sẽ giặt theo chu trình cố định, không có khả năng cảm biến được độ bẩn của nước để có chế độ giặt thích hợp. Vậy nên quần áo quá bẩn nếu muốn sạch hoàn toàn thì chắc chắn phải giặt lại thêm 1 – 2 lần, điều này sẽ gây ra việc tốn nhiều điện năng hơn bình thường.
Sử dụng tính năng tiết kiệm năng lượng
Nếu máy giặt của bạn có tính năng tiết kiệm năng lượng, hãy sử dụng nó. Tính năng này thường có chế độ “giặt nhanh” cho quần áo dính ít bẩn, các chế độ giặt tiết kiệm điện.
Chọn chức năng giặt cho từng loại quần áo
Các loại máy giặt hiện nay đều có chức năng phân chia thành các chương trình giặt. Tùy vào từng loại quần áo, bạn sẽ chọn các chế độ giặt khác nhau, vừa nâng cao hiệu quả làm sạch vừa tiết kiệm điện nước.
Chọn chế độ vắt phù hợp
Vắt quần áo là một công đoạn vô cùng hữu ích của máy giặt, giúp quần áo nhanh chóng khô ráo khi mang ra phơi. Với những quần áo, chăn ga dày, nặng có thể chọn chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi, sấy. Còn những loại quần áo nhẹ hơn thì chọn chế độ vắt thấp hơn để tiết kiệm điện năng.
Vệ sinh máy giặt định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, máy giặt có thể bị tích các bụi bẩn trong lồng giặt, ống xả. Điều này không chỉ khiến quần áo không được giặt sạch hoàn toàn mà còn gây lãng phí điện năng. Vệ sinh máy giặt giúp quần áo sạch hơn, tăng tuổi thọ cho máy và giúp máy vận hành an toàn hơn.
Tránh giặt giờ cao điểm
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chế độ phân giá điện cho những giờ sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng điện ở giờ cao điểm thì giá sẽ cao hơn, và ngược lại. Vì vậy, nếu bạn không bận và có thời gian thì nên giặt và những giờ ưu tiên với mức giá điện thấp, bạn sẽ tiết kiệm được không ít điện.
2. Điều hòa
Vào mùa hè, máy điều hòa được sử dụng nhiều nhất bởi có thể xoa dịu cái oi bức.
Mẹo tiết kiệm điện: Thiết bị này được đặt ở nhiệt độ 26 độ C là chế độ tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, đừng quên trong điều hòa còn có quạt gió. Khi làm mát, tốt nhất nên quay hướng gió của điều hòa lên trên để hơi lạnh luân chuyển từ trên xuống dưới khiến nhiệt độ phòng hạ xuống nhanh nhằm tiết kiệm điện năng.
3. Set-top box của TV
Mức tiêu thụ điện năng của tivi không lớn nhưng nhiều người lại bỏ qua Set-top box. Đây là thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình và sau đó chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình Tivi. Thiết bị này nằm trung gian giữa nguồn tín hiệu và tivi.
Mẹo tiết kiệm điện: Khi không sử dụng Set-top box, hãy rút nguồn điện. Nếu không rút phích cắm ra thiết bị vẫn sẽ chạy, từ đó chúng sẽ ngầm lấy đi rất nhiều điện. Nguyên nhân nữa khiến thiết bị này “ăn cắp điện” là khi ở trạng thái chờ, mức tiêu thụ điện năng duy trì ở mức 6-7W, đây là công suất cao nhất của các đồ dùng điện khác ở cùng trạng thái.
4. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một trong những thủ phạm ngốn nhiều điện trong gia đình. Tuy công suất không quá lớn nhưng thiết bị này hoạt động suốt ngày đêm, lượng điện tiêu thụ vì thế không hề nhỏ.
Một chiếc tủ lạnh 150 lít, công suất 100w-150W sẽ tiêu thụ khoảng 4 kWh đến 5 kWh điện mỗi ngày. Tủ lạnh có công suất và kích thước lớn hơn sẽ tiêu thụ khoảng 6 kWh điện mỗi ngày. Chưa kể, vào mùa hè việc làm mát sẽ khiến tủ hoạt động nhiều hơn, mở tủ nhiều lần mà không nhanh chóng đóng lại cũng sẽ khiến hóa đơn tiền điện tăng lên.
Mẹo tiết kiệm điện: Không nên đặt các thiết bị tản nhiệt khác như lò vi sóng, lò nướng… gần tủ lạnh bởi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh cũng như làm tăng lượng tiêu thụ điện năng.
5. Nồi cơm điện
Trong quá trình sử dụng nồi cơm điện, nhiều người cho rằng thiết bị này chỉ tiêu hao điện năng khi ở chế độ nấu, còn ủ hay hâm không gây tốn điện. Bởi vậy mới có những gia đình cắm cơm rất sớm và để ủ như vậy mấy tiếng đồng hồ. Đây là thói quen gây lãng phí bởi dù ở bất kỳ chế độ nào cũng tiêu hao năng lượng.
Một nồi cơm điện 1,2 lít thường có công suất 350-400W, nếu hoạt động trong hai giờ sẽ tiêu thụ khoảng 0.75 kWh điện.
Mẹo tiết kiệm điện: Khi không sử dụng, cần rút phích cắm nồi cơm điện để giảm tiêu hao năng lượng. Hơn nữa, khung vỏ của thiết bị này cũng cần được lau chùi thường xuyên, tránh rỉ sét, làm tăng mức tiêu thụ điện năng.
6. Máy tính
Ngay cả khi tắt máy tính, kể cả loại để bàn hay laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm. Thiết bị này ngốn khoảng 96W mỗi ngày, như vậy mỗi tháng bạn sẽ tốn thêm 3 số điện cho mỗi chiếc máy tính. Nếu có thói quen để ở chế độ sleep, con số trên đội thêm cả chục lần.
Mẹo tiết kiệm: Để tiết kiệm điện, hãy tắt nguồn và rút phích cắm khi bạn không sử dụng máy tính.
7. Lò Vi sóng
Chọn lò vi sóng có dung tích và công suất phù hợp
Tùy vào nhu cầu sử dụng và số thành viên trong gia đình mình mà bạn có thể tham khảo cách chọn lò vi sóng sau:
Dưới 25 lít, công suất 800W – 1000W: Phù hợp với nhu cầu hâm nóng, rã đông thực phẩm.
Từ 25 – 30 lít, công suất 900W – 1000W: Phù hợp rã đông thực phẩm, chế biến các món đơn giản như thịt xiên, gà nướng miếng.
Đặt lò cách xa tường và trần nhà : Bạn nên đặt lò cao hơn nền nhà ít nhất 80cm , cách tường 10 – 15cm và cách trần ít nhất 40cm để thông gió, đặt lò gần đường dây điện, tránh đặt lò gần nơi sinh ra nhiệt như bếp ga, nồi cơm điện.
Tận dụng hơi nóng trong lò : Khi sử dụng lò, bạn hãy điều chỉnh thời gian sớm hơn 2 – 3 p, sau khi chuông báo kết thúc, hãy đợi thêm 2 – 3 phút , vì nhiệt lượng trong lò vẫn còn sẽ giúp món ăn chín đều, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Rút dây điện nguồn khi không sử dụng : Mỗi khi dùng xong, người dùng cần nhớ là rút ổ cắm điện của lò vi sóng. Trong khá nhiều trường hợp, lò vi sóng không được sử dụng nhưng vẫn đang kết nối nguồn điện thì thường sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn hao phí điện năng.
ĐẶT LỊCH NGAY !!!
👉 Tham khảo thêm : https://dichvu3t.com/
Anh thợ 3T biết tuốt – Dichvu3T.com #dichvu3t #antamsongkhoe
#baotridieuhoa #sửachữadieuhoa #sửađiềuhoatạinhà #sửamáylọcnướcuytín #vesinhmaygiattainha #vesinhmaylocnuoctainha #baoduongdieuhoa #kythuatbaoduongdieuhoa
———————————————————–
Dịch vụ 3T – Bảo hành, Giao lắp, Bảo dưỡng, Sửa chữa Điện tử – Điện lạnh – Gia Dụng
Cập nhật thông tin sản phẩm, khuyến mãi mới nhất, liên hệ tại:
🌐 Website: https://dichvu3t.com/
📞 Tổng đài: 1900.9999.09 – 097.308.29.44
==============================================